-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Màng PE bảo vệ bề mặt - Giải pháp chống trầy xước, bụi bẩn cho sản phẩm
Ngày đăng: 20/06/2022
Bạn là nhà sản xuất các sản phẩm như panel, nhôm, kính, gỗ, pvc, alu, thảm, thép, điện tử… đang muốn tìm giải pháp giúp bảo vệ bề mặt sản phẩm của mình tránh trầy xước khi vận chuyển, chống bụi bẩn khi lưu kho lâu ngày, hạn chế oxi hóa, thấm nước trong thời gian bảo quản?
Bạn đang tìm một loại sản phẩm có thể dính chắc chắn lên bề mặt, dễ dàng bóc ra mà không để lại keo, có tính đàn hồi cao, bền chắc mà không tốn quá nhiều chi phí?
Màng PE bảo vệ bề mặt sản phẩm (Protection Film) chính là giải pháp cho bạn.
Màng bảo vệ PE (băng keo bảo vệ bề mặt sản phẩm) là gì?
Màng bảo vệ PE (Protection Film) (hay còn có tên gọi khác là mảng bảo vệ chống xước, băng keo bảo vệ bề mặt, màng bảo vệ bề mặt…) là một loại màng nhựa mỏng được cấu tạo từ PE tên đầy đủ là Polyethylene, có tráng một lớp keo acrylic, sử dụng để dán lên bề mặt sản phẩm (panel, gỗ, nhôm, kính, thép, điện tử, thảm….) để chống trầy xước và bụi bẩn.
Màng PE bảo vệ sản phẩm phải có khả năng bám dính cao, chắc chắn, nhưng không để lại keo lên bề mặt sản phẩm sau khi gỡ bỏ.
Loại màng bọc PE công nghiệp này, ngoài tác dụng chống trầy xước, bụi bẩn, còn được sử dụng với mục đích chống thấm nước, gây hư hại bề mặt, chống cháy, chống gỉ sét, oxi hóa.
Tùy mục đích sử dụng và tính chất bề mặt vật liệu mà người tiêu dùng có thể chọn loại băng keo bảo vệ bề mặt phù hợp với nhu cầu của mình. Mỗi loại chất liệu, mỗi loại bề mặt sẽ sử dụng một loại màng bảo vệ PE khác nhau, có thể khác nhau về màu sắc, độ dày, độ dính.
Có những loại Màng bảo vệ chống xước nào?
Dựa vào màu sắc các loại màng bảo vệ và ứng dụng sử dụng, ta có thể chia thành:
- Màng bảo vệ bề mặt trắng đen (băng keo trắng đen): Dùng để bảo vệ các bề mặt nhôm, thép, inox, pano công trình, biển quảng cáo
- Băng keo bảo vệ bề mặt màu xanh dương, xanh đậm (màng bảo vệ màu xanh): Dùng để bảo vệ các bề mặt sàn nhà cho các công trình đang thi công, bề mặt kim loại, nhôm tĩnh điện, nhựa, kính
- Băng keo bảo vệ bề mặt màu trắng trong (màng bảo vệ màu trắng): Dùng để bảo vệ panel, màn hình LCD, bảo vệ mặt kính, bề mặt gỗ, bảo vệ biển số, biển tên, bảo vệ bề mặt ôtô trong quá trình phun sơn...
Dựa vào độ dính có thể chia thành các loại: băng keo bảo vệ có độ dính rất thấp, băng keo bảo vệ có độ dính trung bình, băng keo bảo vệ có độ dính hơi thấp, băng keo bảo vệ có độ dính cao, băng keo bảo vệ có độ dính cực cao.
Vậy, làm cách nào để có thể biết sản phẩm của bạn phù hợp với loại màng bảo vệ chống xước nào? Trước tiên, bạn cần xác định chính xác loại bề mặt cần bảo vệ (chất liệu, độ nhẵn), bề mặt càng trơn, nhẵn thì yêu cầu độ dính càng thấp.
Để tính toán chính xác nhất độ dính, thì bạn nên gửi mẫu sản phẩm cho chúng tôi, chúng tôi sẽ test các độ dính sao cho phù hợp nhất với bề mặt sản phẩm của bạn.
Phân biệt các loại màng PE, POF, PVC, PP
Màng PE là gì
Màng PE được làm từ nhựa Polyethylene bằng phương pháp đùn – thổi/ cán. Đặc điểm của màng nhựa PE này là:
– Mỏng, mềm dẻo, co dãn đa chiều, khả năng bám dính cao.
– Trong suốt, hơi có ánh mờ, không mùi.
– Không thấm nước, hơi ẩm, dầu mỡ, không cho CO2, N2, O2 đi qua.
– Có thể thẩm thấu phân tử mùi, và giữ mùi tốt.
– Trong điều kiện bình thường, màng pe không phản ứng với axit, dung môi…
– Trong thời gian ngắn màng PE có thể chịu được nhiệt độ cao lên đến 230 độ C.
– Khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc chất tẩy rửa: màng pe dễ bị cứng, giòn,
– Màng pe thường được dùng để làm: màng quấn nắp chai, màng bọc thực phẩm, màng pe quấn pallet,… để chống bụi, mốc, và các chạm khi vận chuyển…
Màng bảo vệ PE khác gì với màng bọc PE (màng chít)?
Màng PE (màng chít) được dùng để quấn pallet hàng hoá, hoặc các sản phẩm, kiện hàng trong quá trình vận chuyển, lưu kho, đặc biệt dùng để đóng gói hàng hoá xuất khẩu hoặc ứng dụng gần gũi hơn là dùng để bảo quản đồ ăn, là một sản phẩm rất quen thuộc ngày nay.
Cũng giống như màng bảo vệ, màng PE được sản xuất từ hạt nhựa nguyên sinh LLDPE nhập khẩu, có độ dãn cao, chịu được lực căng cao và có độ bám dính tốt.
Như vậy, về bản chất Màng bảo vệ bề mặt (màng bảo vệ PE) và màng chit đều được sản xuất là hạt nhựa nguyên sinh LLDPE, nhưng điểm khác nhau là Màng bảo vệ bề mặt thì thường có độ dày cao hơn, mà đặc biệt, có tráng một lớp keo acrylic, còn màng chít thì không có keo, thường mỏng hơn, và thường chỉ có màu trắng trong.
Màng POF là gì?
Màng pof à một loại màng nhựa được làm từ nhựa Polyolefin, bằng hệ thống máy ép/ đùn. Đặc điểm chính của màng pof:
– Trong suốt, không mùi, thường có 3 lớp.
– Mềm dẻo, co dãn đa chiều, co vì nhiệt..
– Không thấm nước, dầu mỡ, không cho CO2, N2, O2 đi qua.
– Có thể thẩm thấu phân tử mùi, và giữ mùi tốt.
– Khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc chất tẩy rửa: màng pe dễ bị cứng, giòn,
– Trong điều kiện bình thường, màng pe không phản ứng với axit, dung môi…
– An toàn với thực phẩm, và đã được cấp phép sử dụng.
– Màng co pof được dùng làm: màng co các loại thực phẩm, co hàng hóa để chống bụi, mốc, chống đổ vỡ, chống xước, chống mất cắp, rơi mất, nâng cao gái trị hàng hóa…
Màng PVC là gì?
Màng pvc là loại màng làm từ nhựa Polyvinylchloride bằng máy đùn. Đặc điểm của loại màng này là:
– Khá trong, thường được pha màu, cứng, có mùi nhựa.
– Dày, không mềm dẻo, co dãn và bám dính kém, muốn sản xuất màng mỏng và mềm dẻo phải cho thêm phụ gia khi sản xuất nhưng sẽ tạo ra chất có hại cho sức khỏe.
– Khả năng chống thấm nước, hơi ẩm, dầu mỡ, không cho CO2, N2, O2 đi qua kém hơn màng PE, PP, POF.
– Trong điều kiện bình thường, màng pe không phản ứng với axit, dung môi…
– Giá rẻ, giảm tiếng ồn tốt nhưng khó phân hủy, hại môi trường.
– Màng pvc thường được dùng làm: màng bọc thực phẩm chưa sơ chế, rèm cửa, vách ngăn… để chống bụi, chống ồn, giảm tia UV…
Màng PP là gì?
Màng PP làm từ nhựa Polypropylen, với những đặc điểm:
– Trong suốt, hoặc có màu tùy theo chất phụ gia thêm vào lúc sản xuất, có mùi nhựa.
– Không mềm dẻo, và co dãn, bám dính nên thường được chế tạo thành sợi.
– Không thấm nước, hơi ẩm, dầu mỡ, không cho CO2, N2, O2 đi qua.
– Khi có 1 vết xước trên bề mặt có thể bị xé rách dễ dàng.
– Chịu được nhiệt độ trên 100 độ C, dễ in ấn.
– Trong điều kiện bình thường, màng pe không phản ứng với axit, dung môi…
– Màng pp thường được dùng làm: lớp ngoài bao bì bọc thực phẩm không yêu cầu chống oxi hóa… để chống bụi, mốc, chống thấm khí, thấm nước, và có thể xé rách khi trên mặt có sẵn vết đứt, tao độ bóng cho bao bì, rất dễ cho việc in ấn.